Hen suyễn là tình trạng viêm đường hô hấp mãn tính gây co thắt phế quản. Người bệnh lên cơn hen sẽ gặp phải tình trạng tức ngực, khó thở, ho dai dẳng, lâu dần tiến triển thành hen suyễn bội nhiễm. Vậy hen suyễn bội nhiễm là gì?
Contents
Hen suyễn bội nhiễm là gì?
Bội là nhiều, nhiễm là nhiễm trùng. Hen suyễn bội nhiễm là gì? Hen suyễn bội nhiễm là tình trạng cơ thể bị nhiễm thêm một hoặc nhiều vi khuẩn khác nhau trên nền bệnh lý hen phế quản.

Hen suyễn bội nhiễm là tình trạng nặng của bệnh hen suyễn. Các ổ nhiễm trùng có thể di chuyển xuống mô phổi và phế nang gây viêm phổi, viêm nhiễm hô hấp, gây ra nhiều biến chứng khó lường cho người bệnh.
Nguyên nhân gây hen suyễn bội nhiễm là gì?
Hen suyễn bội nhiễm là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Vậy nguyên nhân gây hen suyễn bội nhiễm là gì?
Thời tiết thay đổi đột ngột: Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến hệ hô hấp dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây bội nhiễm vi khuẩn.
Ô nhiễm môi trường: Môi trường ô nhiễm chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, do đó, bạn sẽ dễ dàng bị hen suyễn bội nhiễm nếu có tiền sử bệnh hen suyễn.

Tiền sử bệnh hen suyễn: người mắc bệnh hen suyễn không được điều trị, không kiểm soát bệnh lâu ngày sẽ khiến hệ hô hấp dễ bị suy yếu, kích thích, tấn công bởi các tác nhân bệnh ngoài, gây ra hen suyễn bội nhiễm.
Triệu chứng hen suyễn bội nhiễm ra sao?
Triệu chứng của bệnh hen suyễn bội nhiễm khá giống với bệnh hen suyễn thông thường, tuy nhiên, mức độ khác nhau, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bệnh hen suyễn bội nhiễm qua các triệu chứng sau:

- Ho nhiều, nhất là khi về đêm, đau rát họng kéo dài.
- Xuất hiện đờm có mủ hoặc có màu xanh, vàng, hoặc nâu như dính máu.
- Đau tức ngực, đặc biệt, đau nhiều hơn sau mỗi cơn ho.
- Khó thở, thở khò khè, hơi thở có tiếng rít.
- Sốt, trẻ em có dấu hiệu sốt khá cao hơn người lớn.
Hen suyễn bội nhiễm có nguy hiểm không?
Hen suyễn bội nhiễm gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Các biến chứng của bệnh hen suyễn bội nhiễm là gì?
Gây giãn phế nang: Vách phế nang mất tính co giãn sẽ khiến chúng trở nên yếu và dễ vỡ, gây hiện tượng tắc đường dẫn khí, người bệnh phải đối mặt với tình trạng khó thở nặng, dễ dẫn tới suy hô hấp.
Viêm phổi: Khi các ổ khuẩn lan xuống nhu mô phổi sẽ gây viêm nhiễm, đây là tình trạng nguy hiểm gây nguy cơ tử vong cao, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Xẹp phổi: Hẹp phế nang do hen suyễn sẽ làm mất thể tích phổi, gây xẹp phổi, đây là biến chứng phổ biến và có nguy cơ tử vong cao, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tràn khí màng phổi: Các phế nang giãn rộng, mất độ đàn hồi dễ bị vỡ khi người bệnh ho mạnh hoặc lao động quá sức gây tràn khí màng phổi. Đây là nguyên nhân tử vong hàng đầu của bệnh hen phế quản bội nhiễm.
Suy hô hấp: Khi cơ thể không được cung cấp đủ oxy do chức năng phổi suy yếu, người bệnh sẽ gặp biến chứng suy hô hấp. Suy hô hấp cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của bệnh hen suyễn.
Ngưng hô hấp kèm tổn thương não: Suy hô hấp kéo dài sẽ khiến não bị thiếu oxy trầm trọng, gặp các cơn ngưng thở đột ngột. tăng lượng CO2 trong máu dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.
Điều trị hen suyễn bội nhiễm như thế nào?
Sau khi tìm hiểu hen suyễn bội nhiễm là gì, điều người bệnh quan tâm là điều trị hen suyễn bội nhiễm như thế nào? Hiện nay, có 2 phương pháp chữa bệnh hen suyễn bội nhiễm được nhiều người lựa chọn.
Chữa bệnh hen suyễn bội nhiễm bằng Tây y
Sử dụng các loại thuốc tân dược là lựa chọn hàng đầu của nhiều bệnh nhân, một số loại thuốc Tây y chữa hen suyễn như:

- Thuốc kháng sinh: Fluoroquinolon, cephalosporin,…
- Thuốc giãn co thắt: Theophylin, Salbutamol,…
- Thuốc giảm ho: Terpin Codein, Dextromethorphan,…
- Thuốc long đờm: Bromhexin, N – acetylcystein,…
- Các loại thuốc hạ sốt, chống viêm,…
Mặc dù thuốc Tây y giúp người bệnh cắt cơn hen nhanh chóng nhưng lại không có khả năng điều trị tận gốc bệnh, bệnh hen suyễn dễ dàng tái phát trở lại. Ngoài ra, sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến gan, thận,…
Chữa hen suyễn bội nhiễm bằng Đông y
Sử dụng Đông y là phương pháp chữa bệnh hen suyễn bội nhiễm được nhiều người tìm đến và sử dụng rộng rãi.
Theo Đông y, điều trị bệnh hen suyễn cần phải tuân theo quy luật Âm – Dương, Ngũ – Hành, tác động trực tiếp vào nguyên căn bệnh, loại bỏ bệnh tận gốc, vừa cải thiện triệu chứng, vừa tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và phòng ngừa bệnh tái phát.

Một số thuốc vị thuốc Đông y chữa hen suyễn như: Sa sâm, Cam thảo, Kim ngân, Long đờm thảo, Trần bì,…
Điều trị bệnh hen suyễn bằng Đông y là phương pháp an toàn, điều trị tận gốc căn nguyên bệnh và hạn chế khả năng bệnh tái phát. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng chậm nên người bệnh cần có thời gian kiên trì sử dụng thuốc và lựa chọn cơ sở y học cổ truyền uy tín.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh hen suyễn bội nhiễm là gì? Ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, người bệnh nên đến trực tiếp cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và kê toa thuốc điều trị cho phù hợp. Chúc bạn nhiều sức khỏe!