Bệnh hen suyễn ở trẻ em khá phổ biến và có xu hướng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp, đặc biệt là sự kết hợp giữa yếu tố cơ địa và môi trường sẽ làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng. Do đó, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ bệnh hen suyễn ở trẻ em để phòng tránh biến chứng xảy ra.
Contents
Cách nhận biết bệnh hen suyễn ở trẻ em
Bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết bệnh hen suyễn ở trẻ em qua các dấu hiệu sau:
- Xuất hiện những cơn ho thường xuyên vào ban đêm, khi vui chơi, khi cười hoặc khóc
- Ho kéo dài mãn tính, đây là triệu chứng điển hình của bệnh.
- Nhanh mệt trong khi vui chơi.
- Thở nhanh, thở khò khè, thở rút lõm lồng ngực.
- Hay than phiền tức ngực, đau ngực.
- Khó thở, phải sử dụng các cơ hô hấp phụ như cơ vùng cổ,…
- Cảm thấy yếu sức, mệt mỏi.

Khi bé xuất hiện các triệu chứng trên, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân gây ho, khó thở để điều trị kịp thời.
Yếu tố thúc đẩy bệnh hen suyễn ở trẻ em phát triển
Hen suyễn là căn bệnh mãn tính hàng đầu ở trẻ em, bệnh hen suyễn ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra phối hợp với nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến:
Dị ứng mũi: Dị ứng với lông động vật, chăn lông, phấn hoa,…đều có thể là những yếu tố gây kích hoạt các cơn hen phế quản.
Tiền sử gia đình bị hen suyễn: Gia đình có người mắc bệnh hen thì khả năng trẻ sinh ra sẽ bị di truyền.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp như: Viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm VA,…đều gây ra bệnh hen suyễn.
Tiếp xúc với khói thuốc lá: Khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh hen suyễn ở trẻ. Do đó, trẻ hít phải khói thuốc lá trước và sau khi sinh đều có thể mắc bệnh.
Dị ứng thức ăn: Thức ăn, đồ uống hoặc các chất phụ da dùng trong bảo quản đều khiến cho cơn hen bùng phát.
Ngoài ra, thời tiết thay đổi thất thường cũng là yếu tố khiến bệnh hen suyễn ở trẻ hình thành.
Bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Bệnh hen suyễn ở trẻ cực kỳ nguy hiểm, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây:
Nhiễm khuẩn phế quản: Khi bệnh hen suyễn trở nặng thời tiết chuyển lạnh, giao mùa, trẻ sẽ đối mặt với sốt cao, khó thở, xuất hiện đờm nhiều.
Gây biến chứng xẹp phổi: Đây là biến chứng nguy hiểm gây nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.

Ngưng hô hấp, suy hô hấp: Tình trạng thiếu oxy não trẻ sẽ rơi vào suy hô hấp kéo dài, ở bệnh nặng sẽ ngừng tim, ngừng hô hấp, hôn mê sâu và tử vong.
Ngoài ra, còn gây tràn khí màng phổi, giãn đa năng phế thùy,…cực kỳ nguy hiểm cho tính mạng.
Điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em như thế nào?
Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh, bố mẹ nên tiến hành thăm khám và điều trị sớm cho trẻ. Dựa vào tiền sử bệnh của con, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, bạn nên tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em có thể sử dụng một số loại thuốc hen giống như trẻ lớn và người trưởng thành. Steroid dạng hít là chìa khóa để kiểm soát tình trạng hen mãn tính hoặc thở khò khè, thiết bị này giúp chuyển thuốc từ từ chất lỏng sang dạng sương. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con sử dụng.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bố mẹ sớm nhận biết bệnh hen suyễn ở trẻ em, từ đó, tiến hành thăm khám và điều trị bệnh sớm cho bé, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Chúc gia đình bạn nhiều sức khỏe!