Bên cạnh thực hiện điều trị viêm mũi dị ứng theo chỉ dẫn của bác sĩ, thì xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng giúp bệnh mau phục hồi. Do đó, bệnh viêm mũi dị ứng ăn gì tốt cho sức khỏe là vấn đề được đông đảo người bệnh quan tâm.
Contents
Bị viêm mũi dị ứng ăn gì?
Bổ sung những thực phẩm cần thiết cho người bệnh viêm mũi dị ứng sẽ giúp hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh diễn ra tốt nhất. Vậy bị viêm mũi dị ứng ăn gì?
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và giúp chống lại bệnh viêm mũi dị ứng, hen suyễn nên được rất nhiều người khuyên dùng. Vitamin C chứa nhiều trong Ớt chuông, cà rốt, sơ ri, bưởi, khế, táo, cam, nước ép cà chua,…

Thực phẩm có tính ấm
Viêm mũi dị ứng ăn gì? Gừng, tỏi, hành,…đều là các thực phẩm có tính ấm chứa nhiều chất kháng sinh có tác dụng phòng chống viêm mũi dị ứng và viêm xoang.
Các cây gia vị có tinh dầu
Rau mùi, bạc hà, ngổ, rau thơm,…là những cây rau sống quen thuộc trong các món ăn hàng ngày, bên cạnh đó, có công dụng tốt với bệnh viêm mũi dị ứng.
Thực phẩm giàu omega – 3
Viêm mũi dị ứng ăn gì thì thực phẩm giàu omega – 3 là nguồn dinh dưỡng mà người bệnh cần quan tâm. Cá hồi, cá nục, cá mòi,…là các thực phẩm giàu chất béo omega – 3 có tác dụng ngăn chặn các phản ứng sưng tấy trên đường hô hấp. Do đó, người bị viêm mũi dị ứng nên bổ sung những thực phẩm này.

Thực phẩm giàu kẽm
Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì? Thực phẩm giàu kẽm có tác dụng ngăn ngừa và giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Khi mắc viêm mũi dị ứng, người bệnh nên bổ sung: Thịt bò, thịt gà, thịt cừu, bí ngô, hạt điều,…
Viêm mũi dị ứng ăn thịt bò được không?
Ăn gì trị viêm mũi dị ứng? Viêm mũi dị ứng ăn thịt bò được không? Thịt bò chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào như: Protein và kali, chất sắt,…tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm dễ gây dị ứng, do đó, bác sĩ khuyến cáo người viêm mũi dị ứng không nên ăn thịt bò.

Ngoài ra những món ăn có công dụng bổ phế âm như: Gạo nếp, củ từ, táo tàu, nhãn, đường đỏ,…cũng được khuyên nên dùng trong thực đơn hàng ngày.
Thức uống tốt cho người viêm mũi dị ứng
Ngoài tìm hiểu viêm mũi dị ứng ăn gì tốt, người bệnh cũng nên chú ý đến các thức uống sau đây để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.
Nước lọc: Mỗi người cần uống đầy đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để thận bài tiết tốt nhất.
Mật ong: Nhờ mang tính kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, mật ong giúp cải thiện được các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Do đó, khi bị viêm mũi dị ứng, bạn có thể kết hợp sử dụng mật ong và tỏi hoặc dùng mật ong pha gừng ấm đều được.

Một số loại trà: Trà gừng và các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà xanh, trà tầm ma, trà bạc hà,…đều là những thức uống giúp cung cấp chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch, từ đó, cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng.
Nước ép trái cây: Các loại nước ép giàu vitamin C như nước ép ổi, cam, bưởi giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Trong khi đó, nước ép dứa, kiwi, cà rốt chứa nhiều vitamin A, E và K có tác dụng chống viêm và hỗ trợ tái tạo lại vùng niêm mạc mũi tổn thương.
Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?
Bên cạnh viêm mũi dị ứng ăn gì tốt thì người bệnh cũng cần lưu ý những thực phẩm mà người bệnh viêm mũi dị ứng nên kiêng để tránh bệnh tái phát nặng hơn.
Thức ăn có tính lạnh, béo và tanh
Một số loại hải sản có tính lạnh hoặc rất dễ gây dị ứng như tôm, cua,…sẽ khiến cổ họng bạn không mấy dễ chịu. Nước lạnh cũng vậy, nó sẽ kích thích bạn hắt xì liên tục. Do vậy hãy tránh xa các loại thức ăn trên để phòng tránh bệnh viêm mũi tái phát hoặc trở nặng.

Sữa và các chế phẩm từ sữa
Nguồn thực phẩm này hiến các nhầy trong mũi tăng lên gây tắc mũi. Đồng thời sự ẩm ướt và không lưu thông khí trong rãnh xoang cũng là một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Đồ cay nóng
Ớt, tiêu,…có thể khiến bạn bị ngứa mũi và hắt xì hơi liên tục.

Thức uống có cồn
Khiến cơ thể mất nước, chất nhầy trong mũi đặc lại, sưng màng ở mũi và xoang. Bên cạnh đó đồ cay nóng cũng khiến axit dễ trào ngược lên cổ, gây ảnh hưởng đến tai, mũi và họng.
Một số loại quả như lê, dưa hấu hoặc các loại hạt có thể gây ngứa ở họng hoặc quanh miệng, kích thích bệnh viêm mũi dị ứng tái phát. Do vậy nên tránh ăn các loại thực phẩm này.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc viêm mũi dị ứng ăn gì tốt. Bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống thì người bệnh cần thực hiện điều trị viêm mũi dị ứng bằng phương pháp hiệu quả để phòng biến chứng xảy ra nhé!