Viêm mũi dị ứng là căn bệnh xảy ra phổ biến ở mọi đối tượng. Với triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, đau đầu, chóng mặt, nghẹt mũi,…nên nhiều người lo lắng không biết bệnh viêm mũi dị ứng có lây không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp ngay thắc mắc này cho bạn.
Contents
Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không?
Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi do tiếp xúc với những chất hoặc dị ứng (dị nguyên) đường hô hấp. Tuy là căn bệnh lành tính nhưng các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng thường xảy ra dai dẳng gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như cuộc sống của người bệnh.

Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng là: Chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi liên tục, đau nhức mũi, ù tai,…Vậy bệnh viêm mũi dị ứng có lây không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm mũi dị ứng là căn bệnh phát triển theo cơ chế dị ứng chứ không phải là căn bệnh truyền nhiễm, do đó, bệnh không lây từ người này sang người khác khi tiếp xúc thông thường.
Bệnh viêm mũi dị ứng có di truyền không?
Bên cạnh tìm hiểu viêm mũi dị ứng có lây không thì viêm mũi dị ứng có di truyền không cũng là vấn đề mà nhiều người thắc mắc.
Bệnh viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết đến yếu tố khí hậu, môi trường, cơ địa cũng như tiền sử bệnh lý. Ngoài ra, bệnh cũng có liên quan chặt chẽ đến yếu tố di truyền.

Nếu trong gia đình có người từng bị viêm mũi dị ứng thì khả năng di truyền sang đời sau sẽ cao hơn. Tỷ lệ trẻ khi sinh ra có nguy cơ mắc bệnh càng cao khi cả bố và mẹ đều mắc bệnh viêm mũi dị ứng.
Để giảm nguy cơ di truyền bệnh cho trẻ thì trong quá trình mang thai, các mẹ lưu ý chăm sóc thai kỳ thật tốt. Một thai kỳ khỏe mạnh sẽ đảm bảo rằng em bé sinh ra được khỏe mạnh với hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng tốt hơn.
Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không? Mặc dù bệnh viêm mũi dị ứng không lây nhưng mỗi người cần chủ động phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng bằng cách:

- Vệ sinh cá nhân hằng ngày thật sạch sẽ.
- Không nên nuôi chó, mèo hoặc một số vật nuôi khác trong nhà, đặc biệt, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với vật nuôi.
- Giặt giũ chăn, gối, ga, đệm, vải bọc và một số đồ dùng cá nhân theo định kỳ để hạn chế mạc bụi nhà phát triển, giữ cho không gian thoáng mát, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc.
- Hạn chế để mũi tiếp xúc với bụi bẩn như mang khẩu trang khi ra đường.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá.
- Khi thay đổi thời tiết, vào thời điểm giao mùa, bạn cần giữ cho cơ thể đủ ấm.
- Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
- Xây dựng chế độ ăn uống giàu vitamin và những khoáng chất cần thiết cho cơ thể để nâng cao sức đề kháng và làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng.
- Hằng ngày nên dành thời gian luyện tập thể dục thể thao giúp bạn nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng và phòng bệnh.
Đối với trẻ em, phụ huynh nên phòng tránh viêm mũi dị ứng ở trẻ bằng cách:

- Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi và họng cho trẻ mỗi ngày, nhất là sau khi ra ngoài trở về.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ cho không gian sống của trẻ trong lành, giúp phòng của trẻ luôn khô thoáng.
- Hướng dẫn trẻ duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, nguồn nước bẩn, bụi bẩn, nấm mốc.
- Luôn giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là khi giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường.
- Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước ép rau củ quả, nước ép trái cây
- Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu viêm mũi hoặc sổ mũi, ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để tiến hành kiểm tra và kịp thời áp dụng những biện pháp điều trị thích hợp.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh viêm mũi dị ứng có lây không? Hãy chủ động phòng tránh bệnh ngay cho bản thân cũng như gia đình để tránh những biến chứng xảy ra nhé!